Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Cách học Listening Practice Through Dictation

Như vậy nó thoả mãn: vừa đọc pdf+ vừa nghe audio+đoạn văn ngắn+bài văn dễ

hiểu không dùng slang hay idiom.

Giáo trình này nên học như sau: nên nghe 1 mỗi bài vài lần và sau đó chuyển qua

bài khác. Và mục tiêu cuối cùng là học thuộc (cái này liên quan đến phương pháp

của Lí Dương). Và Doremon sẽ nhắc lại chìa khoá để thành công: repetition and

distinction.

Đây là điều mà bất cứ một chuyên gia nào cũng phải thừa nhận, và bất cứ 1 người

nào cũng phải ngán ngẫm. Bạn không đủ khả năng kiên trì để repetition and

distinction thì nên bỏ cuộc để khỏi thất vọng. Distinction như đã nói chỉ đến khi

repetition đủ nhiều, do vậy nó là trạng thái cao hơn của repetition.

---
Các bạn phải đảm bảo có được lượng từ vựng cơ bản, đó là lí do tại sao Doremon

khuyên nên học hết Listening_Practice_Through_Dictation, sau đó hạn chế tối đa

việc dùng từ điển Anh -Việt.

Có nghĩa là nếu học xong Listening_Practice_Through_Dictation, rồi học

Effortless English thì chỉ được phép học các giáo trình thoả mãn điều kiện sau để

đạt được sự tiến bộ nhanh nhất: có audio+pdf+bài văn+có diễn giải các từ khó.
---

Vậy nếu nghe quá nhiều lần mà vẫn không hiểu nữa thì sao? Doremon lại phải

trình bày cụ thể hơn nữa:



Trong quá trình nghe Listening_Practice_Through_Dictation thì các bạn phải ráng

học phát âm. Khoảng 1 tháng 15 ngày kể từ lúc nghe Listening Practice Through
Dictation thì các bạn đã học được phát âm quá nhiều từ, và lúc này tiến hành đọc

lại những bài đã nghe, có nghĩa là:



Trong 1 tháng 15 ngày (tuỳ vào thời gian của các bạn) thì các bạn chỉ học phát âm

song song với nghe Listening Practice Through Dictation và xem phim.



Cái Listening_Practice thì gồm 160 bài, cứ mỗi bài nghe khoảng 100 lần (10 lần 1

ngày) sau đó chuyển lên cái khác, cứ như thế... Trong 1 tháng 15 ngày thì ráng

nghe khoảng 60 bài thôi, cứ nghe đi nghe lại và nhìn vào transcrip (tuyệt đối

không tra từ điển) và sau đó thì bắt đầu đọc lại mấy cái bài vừa nghe



Các bạn sẽ làm điều này dễ dàng vì: các bạn đã tập phát âm hơn 1 tháng và nghe

mấy cái bài đó rất nhiều lần. Và lúc này lại tiếp tục tập phát âm + đọc lại mấy cái

bài đã nghe nhiều lần+ nghe thêm vài bài mới, cứ làm như thế cho tới hết 3 tháng

(tới lúc này vẫn tuyệt đối chưa đụng tới từ điển).



Sau khi hết 3 tháng (tuỳ vào thời gian của mỗi người) thì lúc này viết lại mấy cái

bài đã nghe đi nghe lại, đọc đi đọc lại, và bây giờ chỗ nào không hiểu thì hãy tra

từ điển.



Nếu các bạn chịu theo lộ trình này, thì các bạn sẽ đạt được kết quả sau: giúp bộ óc

thích nghi được với Tiếng Anh 1 cách tự nhiên và nó là nền tảng để sau này các

bạn dùng nó như phản xạ, và đọc sách không cần dịch vẫn hiểu, giống như đọc

sách Tiếng Việt, hơn nữa nó giúp các bạn nhớ từ rất là dai.



Nếu ai đó vì thấy không hiểu đã vội tra từ điển, thì các bạn có đảm bảo rằng sau 1

tháng không gặp cái từ đó, các bạn có còn nhớ được nó hay không?



Hãy xác định lại mục tiêu: nếu ai đó muốn dùng Tiếng Anh như Tiếng Việt thì mới

nên học theo phương pháp này, vì nó rất đòi hỏi sự kiên trì. Đừng nên học theo

kiểu hôm nay tôi học bài 1,2 thì biết được hết các từ vựng, hôm sau học xong bài

3,4... thì bắt đầu rơi rụng các từ ở 1,2.. Và chỉ cần 1 tháng tôi không gặp lại nó là

quên sạch. Hãy đi chậm nhưng mà chắc, học được 1.000 từ thì nó phải tồn tại

1.000, học 10.000 thì phải vận dụng và nhớ hết 10.000 từ.


Tóm tắt lại cái Listening_Practice_Through_Dictation:



-Nghe đi nghe lại mà vẫn không được tra từ điển.



-Đọc đi đọc lại mà vẫn không được tra từ điển.


-Viết lại và tra từ điển để hiểu.

-Học thuộc lòng, có nghĩa là đọc lại bài văn đó mà không cần nhìn vào transcrip và

biết được nghĩa của cái câu mà ta đọc.

2 nhận xét:

  1. cho em hỏi, sau 3 tháng thì mình phải học thuộc lòng những bài đã học rồi bắt đầu viết ra hay là mình có thể nghe rồi viết ra ạ.

    Trả lờiXóa
  2. thế cho mình ? là bạn học listening là để chi vậy bạn!

    Trả lờiXóa