Vì đối với những công việc này, ngoại ngữ là "chìa khóa" không thể thiếu.
Tiếp viên hàng không – Những người “bay không cần cánh”Tiếp viên hàng không (TVHK) là những người chuyên trách công việc phục vụ hành khách trên các chuyến bay khắp thế giới. Nhiệm vụ quan trọng của họ là hướng dẫn, theo dõi và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong thời gian chuyến bay diễn ra, đặc biệt đối với các cụ già, em nhỏ. Điều khá thú vị là chỉ cần tham gia một khóa học nghiệp vụ hàng không kéo dài trong 3 tháng, bạn đã có thể bắt đầu “hành nghề” rồi. Thu nhập cũng khá là hấp dẫn, từ 8 -12 triệu/ tháng. Tuy thế, mọi việc không hề đơn giản nếu bạn không có sức khỏe và sở hữu một vốn ngoại ngữ kha khá
Ảnh minh hoạ
Sức mạnh của ngoại ngữ:Kim Anh (TVHK hãng VN Airline) chia sẻ: “Cùng với ngoại hình, sức khỏe, thì ngoại ngữ là một điều kiện bắt buộc nếu như bạn muốn trở thành TVHK. Mặc dù yêu cầu không cao (TOEFL: 350, IELTS 3.5) nhưng ngoại ngữ là phương tiện chính để bạn giao tiếp với hành khách đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì thế, không chỉ giỏi mỗi tiếng Anh, bạn nên tích luỹ thêm một số ngoại ngữ khác nữa như: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha… Và đối với TVHK, bạn chỉ cần thành thạo kỹ năng nghe và nói là ổn rồi”.
Thách thức của nghề:
Bộ phận tai, đầu và mũi của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng do các chuyến bay thường xuyên thay đổi áp suất những khi hạ, cất cánh.
Nếu bạn mong muốn được làm việc trong môi trường có nhiều cơ hội thăng tiến, thì nghề tiếp viên hàng không không phải là một lựa chọn hay. Vì, rất khó để chuyển các tiếp viên sang vị trí quản lý hay lãnh đạo. Ngoài ra còn có hạn chế về tuổi nghề, khoảng 30 – 35 tuổi là bạn đã được “về hưu sớm”.
Hướng dẫn viên du lịch – “Đại sứ cộng đồng”
Không phải ngẫu nhiên mà hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) được gọi là đại sứ cộng đồng. Bởi công việc của họ là quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người của quê hương mình tới du khách, bạn bè quốc tế trong những chuyến đi tour. Những yêu cầu cần thiết của một HDVDL là hiểu biết về lịch sử, địa lý văn hóa, khả năng giao tiếp, diễn thuyết cũng như năng lực ngoại ngữ. Điểm hấp dẫn nhất của nghề này là được đi nhiều nơi, được khám phá nhiều không gian, địa điểm thú vị.
Ảnh minh hoạ
Sức mạnh của ngoại ngữ:Trần Quang Hanh (HDVDL của công ty Kim – Tour): “ Do thường xuyên tiếp xúc với nhiều du khách đến từ các quốc gia khác nhau nên HDVDL bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, mình còn phải thường xuyên đọc các tài liệu tiếng anh viết về Việt Nam cũng như các nước khác. Du khách sẽ rất có cảm tình với những HDVDL vui tính, thân thiện và có những hiếu biết sâu sắc về nước họ.”
Như vậy, đối với nghề Hướng dẫn viên du lịch, nếu không siêu ngoại ngữ một chút, bạn khó mà làm tròn bổn phận cửa người hướng dẫn viên đối với du khách nước ngoài, chưa nói đến việc giúp họ hiểu về văn hóa và yêu mến đất nước mình hơn.
Thách thức của nghề:
Do phải thường xuyên đi tour, nên nếu sức khỏe không tốt, hay say tàu xe, chóng mặt… thì tốt nhất bạn không nên theo nghề này. Kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa của bạn phải chính xác. Bởi trong số các du khách đang lắng nghe bạn thao thao bất tuyệt kia, rất có thể là một giảng viên lịch sử.
Bạn phải biết xử lý nhanh nhạy trong mọi tình huống vì đôi lúc du khách có những đòi hỏi cũng như yêu sách rất “kỳ quặc”.
Biên/phiên dịch – “Thư ký thời đại”
Công việc của một biên/ phiên dịch là dịch văn bản, tiểu thuyết, hội thảo… từ ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc một ngôn ngữ nào đó sang ngôn ngữ cần dịch. Để làm công việc này, người học phải trải qua hai giai đoạn: hình thành năng lực tiếng (thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) và năng lực dịch (thành thạo những kỹ năng dịch nói, dịch viết).
Biên dịch, ngoài kiến thức chuyên môn, thì khả năng tiếng Việt cũng phải đảm bảo vì bản dịch của họ phải trau chuốt, súc tích. Đối với phiên dịch, thì ngoài khả năng phát âm, họ phải có kỹ năng “tốc ký” thông minh để có thể dịch một cách hiệu quả chính xác nhất. Thu nhập của nghề dịch thuật, đặc biệt là phiên dịch, khá hấp dẫn. Chỉ cần được mời dịch 2- 3 cuộc hội thảo/ tháng, phiên dịch có thể nhận được từ 15- 25 triệu VNĐ.
Ảnh minh hoạ
Sức mạnh của ngoại ngữ:Thầy giáo Đặng Xuân Thu (giảng viên khoa Tiếng Anh, đại học Hà Nội): “Đối với biên phiên dịch, tầm quan trọng của ngoại ngữ thì khỏi phải nói. Nhưng cái hay ở đây, là họ có thể sử dụng năng lực dịch của mình để làm thêm những nghề khác như: viết báo, giảng dạy, kinh doanh dịch thuật. Nghề dịch không vất vả và chịu nhiều sức ép như một số nghề khác nhưng thu nhập lại rất ổn”.
Bạn thấy đấy, nếu đam mê nghề biên phiên dịch mà không giỏi ngoại ngữ thì bạn không thể làm tốt công việc và cũng khó lòng kiếm được nhiều tiền từ nghề của mình.
Thách thức của nghề:
Nghề dịch đòi hỏi sự chính xác rất cao. Nếu như sai, biên dịch còn có thời gian để sửa lại, nhưng phiên dịch thì không. Hãy thử tưởng tượng, trong một cuộc hội nghị có tính chất chính trị, phiên dịch hiểu sai phát ngôn của người nói, thì sẽ nguy hiểm đến mức nào.
Phiên dịch viên, phải có trí nhớ tốt cũng như khả năng “tốc ký” điêu luyện. Đơn giản là vì, người nói không nhắc lại những gì mình đề cập như khi nghe qua băng, đĩa. Đó là chưa kể đến việc người nói có chất giọng địa phương hay “bắn” quá nhanh. Nếu như không bắt kịp, thì rõ ràng là họ sẽ bị “cứng lưỡi” và không thể dịch được.
Ngoài ra, ngoại ngữ còn là một công cụ đắc lực đối với một số nghề khác nữa như: xuất nhập khẩu, quản trị kinh doanh, bán hàng, tiếp thị… Vậy nên, nếu bạn chưa giỏi ngoại ngữ, hãy đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc để chinh phục thật tốt nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét