Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Một số website từ điển tiếng Anh trực tuyến

Từ điển là một trong những công cụ cơ bản và thiết yếu nhất trong việc học tập và sử dụng một ngôn ngữ nào đó. Theo định nghĩa của từ điển OxfordAdvanced Learner’s Dictionary, từ điển là: “Một cuốn sách cung cấp danh sách những từ vựng của một ngôn ngữ theo thứ tự bảng chữ cái và giải thích nghĩa của chúng, hoặc cung cấp một từ (tương đương với chúng) trong một ngoại ngữ khác”. Không chỉ những người mới bắt đầu làm quen với ngoại ngữ, mà ngay cả những người sử dụng ngoại ngữ nhiều năm thì vẫn có đôi lần cần phải tra cứu nghĩa hoặc cách dùng của một từ nào đấy.

Người học tiếng Anh ở VN thì thườngsử dụng những từ điển vốn nổi tiếng trên thế giới như:Oxford, Cambridge,hoặc Merriam-Webster… Việc mang vác cả cuốn từ điển dày cộm bên mình mỗi khi làm việc bên ngoài, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là tra cứu nhanh một từ mà mình tình cờ gặp nhưng không biết nghĩa, thật vất vả và vô cùng bất tiện. (Tôi không phản đối việc dùng từ điển dạng hard-copy nha các bạn, chỉ là tôi đang nói đến ngữ cảnh là chúng ta sẽ cần tra từ nhanh khi lướt net hoặc làm việc không có cuốn từ điển bên cạnh thôi). Vậy nên, những trang web cung cấp từđiển trực tuyến là những “địa chỉ” chúng ta nên tìm đến, để giúp ích cho công việc được tiến triển đúng tiến độ mà vẫn đạt độ chính xác cần thiết về từ vựng.

Trong bài viết này, tôi xin giớithiệu sơ qua về các website cung cấp dịch vụ từ điển trực tuyến. Không có cái nào là hoàn hảo, chúng đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình, nên việc chọn lựa sử dụng là tùy thuộc hoàn toàn ở các bạn. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy công cụ tra cứu từ vựng tiếng Anh phù hợp và hữu ích cho mình. (Khi sử dụng, các bạn có thể dùng chức năng Bookmark của trình duyệt để có thể truy cập nhanh chóng khi cần).
Ghi chú: Tôi sử dụng từ Book để làm từ “chuẩn” khi thử test qua một lượt các website này, và nhận xét về các góc độ: giao diện, cách trình bày, cách giải nghĩa, phát âm, phiên âm IPA, và các phần hỗ trợ khác. Bên dưới là 2 đại diện đến từ xứ sở sương mù và 3 đại diện của xứ cờ hoa. :)
  1. Oxford Advanced Learner’s Dictionary (OALD): Các bộ từ điển của Oxford thuộc hàng phổ biến và đáng tin cậy nhất trong giới soạn từ điển tiếng Anh nói chung. Từ điển OALD này đã tái bản 8 lần, và rất được sinh viên, người dùng phổ thông đến học giả nghiên cứu tin tưởng sử dụng. Bản Online gần giống với bản CD-ROM kèm theo sách gốc. Bản thân tôi rất yêu thích phiên bản OALD Online này, vì các ưu điểm: Gọn nhẹ (load nhanh chóng); giải nghĩa rõ ràng, dễ hiểu; giao diện dễ sử dụng, font chữ to rõ; luôn kèm theo các ví dụ (thường là cụm từ, hoặc câu hoàn chỉnh) để hiểu cách dùng; phát âm cả 2 giọng British và American; thỉnh thoảng kèm theo Idioms hoặc Comparison (với các từ cùng nhóm, hoặc có liên quan, hoặc dễ bị misspelled). Hạn chế của từ điển này, cũng giống nhiều từ điển tổng quát khác, đó là thiếu khá nhiều từ chuyên ngành (về kỹ thuật chẳng hạn). Dù vậy, đây là nguồn tra cứu nghĩa, cách dùng và cách phát âm đáng tin cậy nhất với tôi. HIGHLY RECOMMENDED. Link:http://www.oxfordadvancedlearnersdictionary.com
  2. Cambridge Dictionaries Online (CDO): Đúng như tên gọi (Dictionaries), ngay phần đầu tiên của trang web là tùy chọn cho phép người dùng chọn lựa loại từ điển mà họ muốn tra cứu một cách cụ thể, ví dụ: Advanced Learner’s (mặc định), Essential British English, Essential American English, Idioms… Điều này xét theo một điều kiện nào đó giúp ích và tiết kiệm thời gian tra từ cho người dùng rất nhiều. Theo tôi, phiên bản online của CDO không hay (về mặt nội dung), không đẹp (về mặt giao diện, thêm nữa là quá nhiều quảng cáo hic hic) và không tạo cảm tình về sự chuyên nghiệp (bởi 2 điều trên) nếu so với OALD đối thủ. Có một điểm hay nho nhỏ của CDO là có Visual Thesaurusminh họa bên dứoi mục từ, dù không phải từ nào cũng có cái này. Nói chung, phiên bản hard-copy của bộ Cambridge khiến tôi thích bao nhiêu, thì phiên bản online khiến tôi thất vọng bấy nhiêu. Link: http://dictionary.cambridge.org
  3. Merriam-Webster (M-W): Với danh tiếng uy tín lâu đời của bộ Webster’s (xuất bản lần đầu năm 1828) và sự đỡ đầu của công ty mẹ: Encyclopædia Britannica, Inc. (cũng nổi tiếng nốt), nên đây là một trong những bộ từ điển đáng tin cậy và phổ biến, đặc biệt là ở Mỹ. Ở phần tra từ đầu trang, có những điểm khác so với các phiên bản từ điển khác như: Spanish-English (cái này thì dùng Google Translate cũng không kém gì), Medical(một dạng từ điển chuyên ngành) và Encyclo. (như đã nói ở trên, với sự hỗ trợ của công ty mẹ E.B). Về nội dung thì mục từ của M-W được làm khá kỹ lưỡng và chi tiết. Phần phát âm thì chỉ có giọng Mỹ. Có một mục khá hay là “Rhymes with…” (những từ phát âm gần giống) và “Origin of…” (từ nguyên, về từ điển “chuyên dụng” loại này, tôi sẽ giới thiệu sau). Vẫn có rất nhiều quảng cáo gây distract người dùng. Nói chung là tôi đánh giá bộ M-W này cao hơn CDO ở trên. Link: http://www.merriam-webster.com
  4. Macmillan Dictionary (MMD): Giốngvới M-W ở trên, từ điển này dường như chỉ cung cấp phần phát âm giọng Mỹ. Về nội dung và cách trình bày thì gần giống với OALD, nói vậy nghĩa là “ăn đứt” CDO và M-W rồi. :) Mục từ khá chi tiết và được sắp xếp cũng tốt, tiện cho người học ngoại ngữ. Các ví dụ có màu font khác như không chỏi với màu font nghĩa của từ. Luôn kèm theo link Thesaurus bên dưới mỗi ngữ nghĩa riêng của từ được tra. FAIRLY RECOMMENDED. Link: http://www.macmillandictionary.com
  5. Longman: Tên đầy đủ của phiên bản online này, cũng chính là tên phiên bản được cho là highest rank trong gia đình từ điển của Longman: Longman Dictionary of Contemporary English (LDOCE) (nghĩa là luôn update từ mới phải không ta?). Thông thường, sau khi gõ từ cần tra cứu xong, các phiên bản từ điển online khác sẽ dẫn đến kết quả (nghĩa) của loại từ thông dụng nhất. Nhưng với Longman, máy tìm kiếm sẽ hiển thị ra một loạt các từ giống hoặc gần giống với từ được tra, từ đó, ngừoi dùng sẽ chọn lựa từ thích hợp cho việc tra cứu của mình. Điều này có là ưu điểm hay nhược điểm thì tùy vào quan điểm và cách sử dụng của các bạn, với tôi thì tôi không thích kiểu này (có lẽ đã quen “truyền thống” rồi hehe). Nghĩa của từ được đầu tư chi tiết và trình bày khá dễ coi. Phong phú về ví dụ minh họa, nhưng không hỗ trợ nhiều về Thesaurus, tôi có cảm giác mỗi từ được tra hơi bị… “lẻ loi”. :P Bên cạnh đó, phần phát âm không có phiên âm IPA và không phân chia giọng đọc (theo tôi cảm nhận thì giọng mặc định là giọng Mỹ). Nói chung, Longman Online không phải quá tệ, tuy nhiên không hơn được MMD và OALD. Link: http://www.ldoceonline.com/
  6. The Free Dictionary (TFD): Đây là trang web tôi yêu thích. Giao diện đơn giản (không cần bóng bẩy, cầu kỳ làm chi). Tốc độ tra nhanh. Phần định nghĩa tuy không phải của Nhà xuất bản từ điển nổi tiếng cỡ như Webster’s hay OxBridge, nhưng phải nói là phong phú vì nguồn từ: The American Heritage Dictionary of the English Language(cập nhật năm 2009), Collins English Dictionary (Complete and Unabridged 2003), và Dictionary of Collective Nouns and Group Terms. Phần Thesaurus thì có sự hỗ trợ của: Collins Thesaurus of the English Language (2002), WordNet 3.0 (2008, tôi giới thiệu bên dưới) và Kernerman English Multilingual Dictionary. Đó chính là điểm mạnh nhất của trang web này, vì người dùng có sự tra cứu khá toàn diện, với các định nghĩa (thực chất là các diễn giải) khác nhau từ các bộ từ điển, nên sẽ giúp mở rộng vốn từ, có hiểu biết sâu hơn về từ vựng (giúp ích cho việc paraphrase trong writing), và tránh định nghĩa chủ quan của duy nhất một bộ từ điển. Ngoài ra, người dùng có thể tra cứu từ vựng ở các phần khác như: Acronyms, Legal, Finance, Idioms (phần này rất hay), Encyclopedia hoặc Wikipedia (mà ai cũng biết). Điểm bất lợi duy nhất của trang này là họ không prefer phiên âm IPA lắm. Nói chung, đây là một trang web từ điển online hay và hữu ích. HIGHLY RECOMMENDED. Ngoài ra, trang web này còn là trang học tiếng Anh vô cùng lý thú. Các bạn hãy cùng khám phá nhé. Link:http://www.thefreedictionary.com/
  7. Your Dictionary.Com (YD): Đối thủ nặng ký của TFD ở trên. Giao diện khá bắt mắt và thân thiện với theme chủ đạo mang tone màu xang dương trang nhã. Tốc độ tra cứu khá nhanh (ở đây tôi xét tốc độ load các website trên cùng một đường truyền internet). Trang web này tham chiếu dựa trên 2 bộ từ điển: Webster’s New World College Dictionary và The American Heritage Dictionary of the English Language 4th edition(giống với TFD). Cũng giống với TFD, trang này không sử dụng phiên âm IPA, mà chỉ có một giọng phát âm (theo tôi là giọng Mỹ). Nhiều quảng cáo hơn TFD mà lại xuất hiện đầu trang và bên cạnh, khiến tôi hơi rối mắt khi sử dụng trang này. Nói chung, đây có thể xem là một lựa chọn thay thế bên cạnh TFD. Link: http://www.yourdictionary.com/
  8. Collins English Dictionary (CED): Với những ai yêu thích môn tiếng Anh, hầu hết đều biết qua danh tiếng của nhà xuất bản này, cùng với bộ từ điển của họ. Giống với Longman (LDOCE) ở bài viết trước, CED không dẫn ra từ phổ biến nhất khi tra cứu, mà chỉ ra một danh sách để người lựa chọn. Điểm hay (và giống với M-W) của CED là cho phép người dùng tra cứu nghĩa của từ bất kỳ trong phần dịch nghĩa của từ đang tra. Ví dụ trong mục nghĩa số 2 của từ Book: written work or composition, such as novel, các bạn nếu không hiểu từ nào trong cả định nghĩa này, có thể click vào để dẫn đến từ đó luôn. Thật tiện lợi. Danh mục định nghĩa của từ được tra thì được biên soạn khá chi tiết. Tuy nhiên, điểm yếu của CED không ít. Điểm thiếu sót dễ nhận thấy nhất của CED Online là phần phát âm lẫn phần phiên âm IPA, thậm chí ví dụ cho mỗi định nghĩa cũng không có luôn. Ngoài ra không có những phần về Thesaurus hoặc Idioms hoặc Word Usage như các bộ từ điển khác. Có lẽ chủ trang web lý giải: đây là phiên bản FREE nên thiếu sót là đương nhiên. Vì họ có quảng cáo về CED Pro for Mac and Windows bên dưới. Link: http://www.collinslanguage.com/ và phiên bản online của từ điển Collins Cobuild: http://www.collinslanguage.com/free-online-cobuild-ESL-dictionary.aspx
  9. Die.Net: Theo quảng cáo của trang web thì nguồn từ vựng của trang này chủ yếu là của: WordNet, Webster’s và FOLDOC (từ điển thuật ngữ IT). Webster’s thì tôi đã nhắc đến trong bài viết trước rồi, còn WordNet vốn là phần mềm từ điển khá thông dụng trên các dòng điện thoại trước đây, được phát triển bởi đại học Princeton (Mỹ, nơi Einstein từng làm việc). Phần định nghĩa của web này tạm ổn, nhưng font chữ khó coi và hoàn toàn không có ví dụ. Thiếu hẳn phần phát âm và phiên âm. Dù sao, đây chỉ là dạng từ điển tạm, nên không nên đòi hỏi hay hy vọng nhiều. Link: http://dictionary.die.net/
  10. WordNet Online: Nếu trang web trên chỉ sử dụng phiên bản 1.7 của WordNet thì trang web này sử dụng phiên bản mới nhất và chính thức của trường Princeton hỗ trợ. Link:http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn
Bên cạnh các từ điển onlinetổng quát nói trên, còn có một số từ điển online chuyên dụng hơn (tức là phụcvụ một số nhu cầu tra cứu trong phạm vi hẹp hơn):

  1. Dictionary.Com: Trước đây tôi cũng thấy trang này bình thường, không có gì đặc sắc, nếu không muốn nói là thua trang TheFreeDictionary (TFD) mà tôi hay dùng nữa. Nhưng tình cờ tìm nghĩa cho một từ vựng chuyên ngành của tôi đang làm, thì các từ điển khác, hoặc bó tay, hoặc chỉ cung cấp phần định nghĩa, chứ không có phần phát âm và phiên âm. Với trang web này, họ cung cấp khá nhiều (tôi không dám chắc là đầy đủ, nhưng tạm đủ cho tôi dịch tài liệu) từ vựng chuyên ngành, kèm theo cách phát âm và phiên âm IPA. Điều này có thể nhiều bạn phì cười: từ chuyên ngành cần gì phát âm với phiên âm làm gì cho mệt, hiểu nghĩa là đủ rầu. Nhưng đó là do bạn chỉ sử dụng khi đọc hoặc viết thôi, còn khi bạn làm việc (nói chuyện) với người nước ngoài, hoặc trong môi trường học tập (ở đại học chẳng hạn), việc phát âm đúng sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc nói cho người khác hiểu và hiểu điều người khác nói. HIGHLY RECOMMENDED. Link:http://dictionary.reference.com
  2. Thesaurus: Trang này cũng khá ổn, vì tập trung vào chủ đề từ đồng nghĩa-trái nghĩa trong tiếng Anh. Các từ đồng nghĩa khá phong phú, không thua kém gì trang TFD.RECOMMENDED. Link: http://thesaurus.com
  3. Oxford Collocations Dictionary: Có những động từ nào NÊN được sử dụng cùng với từ Book? Có những tính từ, giới từ nào NÊN đi kèm với từ Book? Có thể bạn biết câu trả lời, cũng có thể không? Từ điển Collocations ra đời nhằm mục đích giải quyết vấn đề đó. Trước đây tôi vẫn thường xuyên gặp rắc rối trong việc chọn từ đi kèm phù hợp, đến khi người-đặc-biệt của tôi chia sẻ tôi một file dạng CHM tuyệt hay. Trang web này chính là phiên bản online của file đó. Do nguồn là của Oxford Collocations Dictionary, nên trang web này khá chi tiết, đầy đủ mục từ, đồng thời rất đáng tin cậy về chất lượng nội dung. Giao diện đơn giản, dễ dùng (tôi thích cái gì đơn giản à, càng đơn giản càng đẹp, miễn đừng đơn giản nhưng thô là được). HIGHLY RECOMMENDED. Link: http://www.ozdic.com
  4. Online Etymology Dictionary: Trang web tra từ nguyên. Giao diện thân thiện, dễ dùng. Từ nguyên chính là nguồn gốc ra đời hoặc nguồn gốc hình thành của một từ nào đó trong tiếng Anh. Theo tầm hiểu biết hạn hẹp của tôi, tiếng Anh là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anglo-Saxon (Giéc-manh hay Germanic language), rồi chịu ảnh hưởng của tiếng Latin, tiếng Nauy cổ (Old Norse, theo chân các nhà chinh phục Viking), và còn vay mượn rất nhiều từ gốc Pháp sau này… Nên việc tra từ nguyên cũng là một cách tìm hiểu và học tập tiếng Anh tốt hơn. Một trang web khá hay. Link:http://www.etymonline.com/index.php
  5. HowJSay: Đây là một trang web thuần túy phục vụ cho việc tra cách phát âm của từ vựng, đúng như sub-title của trang này: A free online talking Dictionary of English Pronounciation. Phần định nghĩa thì sử dụng máy dịch của Google Translate. Tuy không phải là trang web từ điển đúng nghĩa như các trang khác, nhưng đây là trang web lạ và thú vị (vì đôi khi các bạn cần tìm cách đọc một từ nào đó nhanh chóng mà ko cần quan tâm đến nghĩa, có thể vì bạn biết nghĩa trước rồi, như từ book mà tôi thử chẳng hạn). Link: http://www.howjsay.com
Một số trang web từ điển Anh-Việthoặc có giao diện tiếng Việt:
  1. Tra Từ: Trang web cung cấp từ điển Anh-Việt và một số bộ từ điển song ngữ khác. Theo tôi, trang này chính là một phiên bản online của Lạc Việt MTD vốn rất quen thuộc và phổ biến ở VN. Nguồn từ vựng phong phú, dồi dào, các phần định nghĩa chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Tốc độ load từ nhanh chóng. Phần định nghĩa Chuyên ngành với rất nhiều ví dụ tương ứng. Xứng đáng được bookmark trên trình duyệt. Link: http://tratu.soha.vn/
  2. VDict: Trang web cũng khá nổi tiếng và xuất hiện khá lâu trong cộng đồng mạng ở VN. Cá nhân tôi không thích trang này lắm vì thiếu phần định nghĩa Chuyên ngành như trang Tra Từ. Về cơ bản, phần định nghĩa trang này cũng từ Lạc Việt mà ra. Ngoài ra, trang này có hỗ trợ các loại từ điển nhiều thứ tiếng khác. Link: http://vdict.com/
  3. Vietgle.vn: Đây mới chính là phiên bản online “thứ thiệt” và chính thức của công ty cổ phần tin học Lạc Việt (cho ra đời sản phẩm Lạc Việt MTD). Trước đây, họ dùng logo chữ Vietgle trông khá giống với Google, nhưng không hiểu lý do vì sao nay họ đổi logo và theme sang màu… hồng. :)) Do là sản phẩm “chính hãng” nên chất lượng ổn, tốc độ cũng tương đối nhanh, nhưng tôi bị dị ứng với giao diện tông màu hồng của trang này. Hehe. Trước đây họ cũng trông plain như trang Tra Từ vậy thôi. Link: http://vietgle.vn
     4.  1tudien: Tất cả ngôn ngữ trong một khung tìm kiếm duy nhất.Link: http://1tudien.com


(Nguồn: Internet)

1 nhận xét: